(01/03/2019)
Ở tuần thứ 10 của thai kỳ, em bé của mẹ đã phát triển gần như là đầy đủ. Nếu như ở những tuần trước mẹ bầu đã bị cơn ốm nghén “hành hạ” nhiều thì cũng đừng quá lo lắng, bởi bắt đầu từ bây giờ các triệu chứng ốm nghén của mẹ sẽ giảm dần và bữa ăn cũng sẽ dần ngon miệng trở lại.
Đến giai đoạn 10 tuần tuổi, bé yêu của mẹ đã dài khoảng 4cm, cùng với đó thì các bộ phận cũng đã phát triển khá đầy đủ. Để rõ ràng hơn, mẹ bầu có thể hình dung bé yêu của mình như sau:
Bé yêu của mẹ sẽ vận động không ngừng trước khi bước vào tuần thai thứ 10. Bé có thể trườn, đá hoặc vặn mình, xoay người. Thế nhưng mẹ bầu đa phần đều khó cảm nhận được, vì bào thai lúc này còn khá nhỏ. Đối với những động tác co duỗi nhẹ nhàng của bé sẽ xuất hiện nhiều hơn khi em bé lớn lên, phát triển và có nhiều chức năng hơn.
Vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, tử cung của mẹ bầu đã tăng hơn gấp đôi về mặt kích thích. Nếu như trước khi mẹ mang thai nó có kích thước như quả lê thì khi mẹ có thai nó lại to hơn như quả bưởi.
Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của thai nhi, hầu hết các mẹ bầu đều sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn một chút, chứng buồn nôn cũng sẽ bắt đầu giảm dần. Thế nhưng có thể mẹ bầu sẽ bị táo bón do sự thay đổi về hormone, từ đó làm giảm đi khả năng tiêu hóa cũng như chứng ợ nóng thai kỳ cũng do hormone gây ra, làm giãn van giữa dạ dày và thực quản của mẹ.
Nếu như để ý kỹ hơn, mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện một đường sậm màu kéo dài từ vùng rốn lên tới vùng bụng dưới. Đây là dấu hiệu cho thấy mẹ đang có thai kỳ phát triển bình thường.
Về chế độ dinh dưỡng, nếu như mẹ vẫn chưa thể ăn nhiều món bổ dưỡng hoặc là chưa tăng cân do ốm nghén thì cũng đừng quá lo lắng. Bởi lẽ hầu hết những phụ nữ mang thai chỉ tăng từ 1 – 2 kg ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Quan trọng nhất vẫn là mẹ phải cung cấp đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể như bổ sung canxi, bổ sung sắt, bổ sung axit folic.… Và khẩu vị của mẹ sẽ sớm thấy ngon miệng trở lại thôi.
Đây chính là thời điểm thích hợp nhất để mẹ bầu bắt đầu tìm hiểu và đăng ký tham gia các lớp học trải nghiệm tiền sản cùng với bố. Có rất nhiều thông tin hữu ích mà mẹ bầu cần phải ghi nhớ và tóm lược để áp dụng vào quá trình mang thai và sinh con của mình.
Cùng với đó, đây cũng là lúc để mẹ tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng nhiễm trùng trong thai kỳ. Có một số tình trạng nhiễm trùng thai kỳ xảy ra trong suốt quá trình mang thai sẽ tạo ra những nguy cơ nhất định cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Cụ thể hơn, mẹ có thể bị sảy thai, sinh non hoặc bé có dị tật bẩm sinh. Thậm chí, những loại thuốc giúp mẹ điều trị tình trạng này còn có thể để lại những tác dụng phụ khá nghiêm trọng, đặc biệt là với thai nhi.
Tổng hợp: Dương Hoàng.
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
Bộ 3 vi chất Sắt – Axit Folic, Canxi D3 và DHA nhập khẩu từ Châu Âu
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
– Chela – Ferr Forte được nhập khẩu nguyên hộp từ Châu Âu, có chứa sắt Ferrochel ở dạng axit amin Chelate và Axit Folic. Hỗ trợ bổ sung và dễ hấp thụ sắt. Hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt.
– Chela – Calcium D3 có chứa calcium amino acid chelate Albion ® dễ hấp thụ và không gây dị ứng, hỗ trợ bổ sung canxi và vitamin D3 giảm nguy cơ loãng xương ở người lớn tuổi, hỗ trợ hệ xương chắc khỏe.
– Gold DHA cung cấp DHA và Axit Folic cho mẹ bầu và cho con bú.
– Chela – Ferr Forte đã được nghiên cứu lâm sàng chứng nhận hiệu quả: Trên 90% phụ nữ mang thai đã hoàn toàn hết thiếu máu và cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu. 100% trường hợp thiếu máu nhẹ đã hết thiếu máu Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
– Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
GPQC: 01343/2018/ATTTP-XNQC; 00237/2018/ATTP-XNQC; 2144/2020/XNQ-ATTP
Quét mã QR nhắn tin bằng ZALO trên điện thoại
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ