Home > Phụ nữ có thai > Những tư thế ngồi “cấm kị” của mẹ bầu có thể khiến thai nhi ngộp thở

Những tư thế ngồi “cấm kị” của mẹ bầu có thể khiến thai nhi ngộp thở

(08/06/2018)

Bên cạnh với chế độ dinh dưỡng hay những yếu tố khác, tư thế ngồi trong quá trình mang thai cũng là một điều vô cùng quan trọng mà mẹ bầu cần phải chú ý. Nếu như mẹ bầu có một tư thế ngồi sai có thể ảnh hưởng tới việc cung cấp oxy cho em bé, làm suy giãn tĩnh mạch, chuột rút hay tê liệt bắp chân cho mẹ.

3.7 (73.33%) 3 votes

Đối với các mẹ bầu trong thai kỳ, vào thời điểm 3 tháng đầu thai kỳ thai nhi còn nhỏ, chưa có sự ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động đi lại, nằm, nghỉ, ngủ của mẹ bầu. Thế nhưng, bước vào giai đoạn 3 tháng giữa của hai kỳ, tư thế ngồi của mẹ bầu trở nên vô cùng quan trọng, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn chi phối tới cả sự phát triển của thai nhi.

Nếu như ngồi sai tư thế, với chiếc bụng càng ngày càng lớn sẽ khiến cho sống lưng của mẹ phải “oằn mình” để có thể gánh đỡ được cả cơ thể. Và tất nhiên, kéo theo đó là hàng loạt những ảnh hưởng xấu khác như chuột rút, tê giảm tĩnh mạch….mà quan trọng hơn cả là quá trình vận chuyển oxy bị thiếu trầm trọng, khiến cho thai nhi bị khó thở.

Những tư thế ngồi “cấm kị” của mẹ bầu 

Nửa nằm nửa ngồi

Đây là một tư thế rất thường gặp ở các mẹ bầu, và có vẻ như nó vô cùng thoải mái cho mẹ ghi ở trên giường. Thế nhưng, nếu mẹ giữ tư thế này trong thời gian dài sẽ gây ra các áp lực rất lớn lên cột sống của mẹ. Đó chính là lý do tại sao mà nhiều mẹ bầu thường cảm thấy hiện tượng nhói đau ở lưng khi ngồi lâu với tư thế này.

Ngồi không tựa lưng

Một trong những điều gây ra không ít khó khăn và khó chịu với mẹ bầu, đó chính là chứng đau lưng, lại kết hợp thêm với tư thế ngồi này nữa thì như “đổ thêm dầu vào lửa”, áp lực trên lưng mẹ càng bị tăng thêm. Ở bất kỳ chỗ nào, dù là công sở, quán cà phê hay ở nhà, mẹ bầu không nên chủ quan ngồi những chỗ không tựa lưng mà cần chủ động tìm sự hỗ trợ của những điểm tựa tốt nhất và giữ cho cột sống thẳng. Mẹ hãy tránh ngồi các loại ghế đẩu hay ghế có tựa lưng thấp trong thai kỳ.

Ngồi gập người về phía trước

Có rất ít những mẹ bầu ngồi theo tư thế này thường xuyên vì nó gây ra khá nhiều khó chịu. Tuy nhiên, ít nhưng không phải là không có, nhiều mẹ bầu vẫn ngồi như vậy vì một vài lí do nào đó. Mẹ bầu cần biết rằng, tư thế ngồi này vừa tạo ra nhiều áp lực cho bụng, vừa khiến cho mẹ cảm thấy không thoải mái, gây ra nhiều nguy hiểm cho thai nhi. Thậm chí, nếu mẹ ngồi tư thế này còn khiến những áp lực đè lên lồng ngực của em bé, có thể sẽ để lại những dấu tích vĩnh viễn trên cơ thể của con.

Ngồi bắt chéo chân

Đây là một tư thế “thói quen” của nhiều mẹ bầu công sở. Nếu vẫn còn giữ thói quen này, mẹ bầu cần thay đổi ngay, vì ngồi bắt chéo chân như vậy sẽ khiến cho máu dồn về phía chân nhiều hơn. Thậm chí, tư thế ngồi này còn làm tình trạng sưng phù chân vốn đã rất nguy hiểm của mẹ nay lại càng trầm trọng hơn.

Ngồi buông thõng vai

Trong thai kỳ, cơ thể mẹ vừa phải chịu áp lực từ thai nhi, vừa phải chịu áp lực từ trọng lượng của cơ thể. Nếu kết hợp thêm với tư thế ngồi buông thõng vai nữa sẽ khiến cho cột sống của mẹ phải làm việc một cách quá tải. Chính vì vậy, mẹ hãy bỏ tư thế này nếu như không muốn bị đau lưng nhiều hơn.

Ngồi xổm

Khi bụng bầu của mẹ ngày càng lớn lên, phần bụng dưới của cơ thể và cột sống sẽ phải chịu áp lực rất lớn từ thai nhi. Nếu thêm tư thế ngồi xổm của mẹ có thể sẽ khiến cho cơ cơ bị kéo căng ra, làm cho mẹ cảm thấy đau nhói. Nguy hiểm hơn, các mạch máu ở các chi dưới sẽ bị ùn tắc, không thể lưu thông được, từ đó làm cho tình trạng phù nề, suy giãn tĩnh mạch trở nên nặng nề hơn, hoặc có thể khiến mẹ bất mất trọng tâm dẫn tới ngã, vô cùng nguy hiểm.

Ngồi khoanh chân

Cũng giống như tư thế ngồi bắt chéo chân, ngồi khoanh chân sẽ khiến cho phần chi dưới của mẹ bầu bị chèn ép, dẫn tới lượng máu lưu thông sẽ bị tắc nghẽn, gây ra ảnh hưởng tới các dây thần kinh đùi, khiến cho tình trạng phù nề của mẹ bầu trở nên nặng nê hơn, tác động xấu tới thai nhi ở trong bụng ngay cả khi em bé đã lớn.

Ngồi nửa mông

Nếu như mẹ bầu đang mang thai, tốt nhất là nên tránh xa tư thế ngồi này. Việc ngồi nửa mông khi ngồi trên ghế hoặc trên giường sẽ gây ra nhiều áp lực lên cột sống, vì thế nếu ngồi quá lâu sẽ dẫn tới tình trạng tê lưng và đau nhói ở lưng.

Mách mẹ bầu tư thế ngồi chuẩn nhất

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, tư thế ngồi chuẩn nhất dành cho mẹ bầu là giữ cho cổ thẳng, người không chúi về phía trước, phần vai thả lỏng, chân tạo thành một góc 90 độ so với mặt đất, mông vừa chạm vào lưng ghế. Mẹ cũng cần chú ý khi chuyển từ tư thế đứng sang ngồi, hãy thực hiện một cách từ từ, đừng nên quá nhanh và đột ngột. Đặc biệt hơn, trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, khi bụng bầu đã lớn, mẹ nên dùng 1 tay để đỡ bụng khi ngồi, sau đó từ từ tựa lưng vào ghế, 2 chân song song với nhau.

Ngoài ra, khi lựa chọn ghế để ngồi, mẹ bầu hãy ưu tiên các loại ghế cao khoảng 40 cm mà sao cho mẹ có thể chạm bàn chân xuống sàn, không nên lựa chọn ghế quá cao vì sẽ khiến cho mẹ mất thăng bằng, dễ bị ngã hơn.

Tổng hợp: Dương Hoàng

 

 

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Bộ 3 vi chất Sắt – Axit Folic, Canxi D3 và DHA nhập khẩu từ Châu Âu

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe:

– Chela – Ferr Forte được nhập khẩu nguyên hộp từ Châu Âu, có chứa sắt Ferrochel ở dạng axit amin Chelate và Axit Folic. Hỗ trợ bổ sung và dễ hấp thụ sắt. Hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt.

– Chela – Calcium D3 có chứa calcium amino acid chelate Albion ® dễ hấp thụ và không gây dị ứng, hỗ trợ bổ sung canxi và vitamin D3 giảm nguy cơ loãng xương ở người lớn tuổi, hỗ trợ hệ xương chắc khỏe.

– Gold DHA cung cấp DHA và Axit Folic cho mẹ bầu và cho con bú.

– Chela – Ferr Forte đã được nghiên cứu lâm sàng chứng nhận hiệu quả: Trên 90% phụ nữ mang thai đã hoàn toàn hết thiếu máu và cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu. 100% trường hợp thiếu máu nhẹ đã hết thiếu máu Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

– Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

GPQC: 01343/2018/ATTTP-XNQC; 00237/2018/ATTP-XNQC; 2144/2020/XNQ-ATTP

Quét mã QR nhắn tin bằng ZALO trên điện thoại

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.36
Hỗ trợ trực tuyến
Tư vấn