(20/04/2018)
Mất ngủ là hiện tượng phổ biến xuất hiện ở nhiều mẹ bầu, khi cơ thể có những thay đổi trong thai kỳ. Tuy nhiên, hiện tượng này có ảnh hưởng tới thai nhi không và làm cách nào để có thể khắc phục nó?
Trong quá trình mang thai, đặc biệt là ở những thời gian đầu thai kỳ, những thay đổi về hormone nội tiết tố trong cơ thể của mẹ bầu, thêm vào đó là những tác dụng phụ của thai kỳ là nguyên nhân chính dẫn tới chứng mất ngủ. Bởi lẽ, các tác dụng phụ sẽ có sự tác động tới hệ tiêu hóa của mẹ, gây ra các chứng khó tiêu, đầy bụng, ợ nóng, táo bón,… từ đó mà khiến cơ thể của mẹ khó chịu, không ngủ được.
Bên cạnh đó, hiện tượng mất ngủ còn có thể xảy ra bởi các nguyên nhân khách quan khác như vị trí, không gian hay tư thế ngủ của mẹ bầu. Ở từng giai đoạn khác nhau mà mẹ bầu có những tư thế thay đổi để phù hợp, đặc biệt là khi thai nhi phát triển lớn dần. Bên cạnh đó, những giấc mơ trong thai kỳ cũng là một nguyên nhân gây ra sự xáo trộn trong giấc ngủ của mẹ bầu.
Một nguyên nhân khác khiến mẹ bầu mất ngủ, đó là thiếu canxi. Nếu như cơ thể mẹ không đảm bảo canxi, thai nhi sẽ rút những hàm lượng cần thiết trong xương của mẹ, điều này dẫn tới các hiện tượng như cơ thể mẹ suy nhược, mệt mỏi, đau nhức xương khớp, chuột rút,… ảnh hưởng tới giấc ngủ của mẹ.
Theo các chuyên gia, thai nhi trong bụng thường ngủ khi mẹ còn thức và ngược lại, em bé sẽ thức khi mẹ bầu ngủ. Chính vì vậy, mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng về việc chứng mất ngủ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi của mình. Môi trường trong bụng mẹ khá là an toàn, do đó các mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng về việc những tạp âm hay tiếng ồn ở bên ngoài có thể làm ảnh hưởng tới bé.
Tuy nhiên, nếu như chứng mất ngủ kéo dài, những suy nhược của cơ thể mẹ bầu cũng sẽ ảnh hưởng phần nào tới thai nhi. Khi cơ thể không ngủ đủ giấc, các hoạt động hàng ngày của mẹ cũng bị tác động, dẫn tới hiện tượng mẹ bị kiệt sức, chán ăn, đau đầu…. Từ đó mà có thể dẫn tới hiện tượng thiếu máu ở trẻ sơ sinh. Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng, nếu như mẹ bầu ngủ ít hơn 6 tiếng một ngày, đặc biệt là khoảng thời gian cuối thai kỳ sẽ có nguy cơ sinh mổ cao hơn hoặc hiện tượng chuyển dạ sẽ lâu hơn.
Để có thể khắc phục tình trạng khó chịu này, mẹ bầu có thể áp dụng một số phương pháp như sau:
Tổng hợp: Dương Hoàng
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
Bộ 3 vi chất Sắt – Axit Folic, Canxi D3 và DHA nhập khẩu từ Châu Âu
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
– Chela – Ferr Forte được nhập khẩu nguyên hộp từ Châu Âu, có chứa sắt Ferrochel ở dạng axit amin Chelate và Axit Folic. Hỗ trợ bổ sung và dễ hấp thụ sắt. Hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt.
– Chela – Calcium D3 có chứa calcium amino acid chelate Albion ® dễ hấp thụ và không gây dị ứng, hỗ trợ bổ sung canxi và vitamin D3 giảm nguy cơ loãng xương ở người lớn tuổi, hỗ trợ hệ xương chắc khỏe.
– Gold DHA cung cấp DHA và Axit Folic cho mẹ bầu và cho con bú.
– Chela – Ferr Forte đã được nghiên cứu lâm sàng chứng nhận hiệu quả: Trên 90% phụ nữ mang thai đã hoàn toàn hết thiếu máu và cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu. 100% trường hợp thiếu máu nhẹ đã hết thiếu máu Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
– Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
GPQC: 01343/2018/ATTTP-XNQC; 00237/2018/ATTP-XNQC; 2144/2020/XNQ-ATTP
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ